Thứ 5, 24/04/2025, 19:55 PM
x

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

26/03/2021 - Phân tích kỹ thuật
Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top
Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

Mô hình giá Hai Đỉnh là gì?

Mô hình giá Hai Đỉnh (Double Top) còn được gọi với cái tên khác là mô hình giá chữ M, vì hình dáng của mô hình này giống với chữ M. Đây là một mẫu hình giá đảo chiều giảm, xuất hiện vào cuối một xu hướng tăng, cảnh báo xu hướng đó đang yếu dần đi và khả năng đảo chiều giảm sẽ xảy ra.

Trong một xu hướng tăng, giá có xu hướng tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, xen vào đó là những đợt điều chỉnh giảm. Khi giá tạo đỉnh mới nhưng không thể vượt qua được đỉnh trước đó, nghĩa là lực tăng của xu hướng đang yếu đi. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của mô hình giá Hai Đỉnh.

Đặc điểm nhận dạng mô hình giá Hai Đỉnh

Điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là mô hình giá Hai Đỉnh có hình dạng giống chữ M, tuy nhiên, mô hình này phải xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh trước đó và không phải lúc nào cũng đẹp hoàn hảo như chữ M.

  • Xu hướng của thị trường trước khi hình thành mô hình giá Hai Đỉnh là đang tăng.
  • Mô hình Double Top bao gồm 2 đỉnh có độ cao gần như bằng nhau. Theo Bulkowski 2005, mức giá ở 2 đỉnh nên chênh lệch từ 3-5% và thời gian hoàn thành 2 đỉnh cách nhau từ 2-7 tuần.
  • Trước khi tạo đỉnh thứ 2, thị trường điều chỉnh giảm và tạo đáy chen giữa 2 đỉnh, đáy này được gọi là đáy trung tâm. 
  • Đường thẳng nằm ngang đi qua đáy trung tâm gọi là đường viền cổ neckline. Neckline đóng vai trò là một đường hỗ trợ của giá, thông thường, đường neckline này cũng sẽ đi qua một đỉnh của xu hướng tăng trước đó.
  • Khi giá phá vỡ đường neckline thì mô hình Hai Đỉnh được hình thành. Có 2 khả năng xảy ra sau khi giá breakout đường neckline. Một là giá sẽ giảm thẳng xuống một mạch. Hai là giá sẽ retest lại neckline một lần nữa trước khi chính thức đảo chiều giảm.

Đặc điểm của mô hình hai đỉnh

Như tên gọi mô hình giá thể hiện sự từ chối tăng giá để tạo ra một đỉnh mới cao hơn so với đỉnh cũ. Và sự từ chối này không phải 1 lần mà là hai lần nên đây chính là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều và dự báo một xu hướng giảm giá mạnh sắp diễn ra.

Nhìn lại mô hình phía trên bạn có thể thấy, giá rất muốn phá vỡ đỉnh số một nên sau khi giảm, chúng tiếp tục quay lên để test lại mức kháng cự. Tại mức kháng cự này sẽ có hai khả năng xảy ra: nếu kháng cự bị phá vỡ, đồng nghĩa sẽ tạo lập 1 đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Tuy nhiên, nếu việc này bị thất bại, đỉnh cũ không bị phá hay đường kháng cự không bị xuyên thủng lập tức 1 đỉnh có chiều cao tương đương với đỉnh thứ 1 được hình thành, từ đây mô hình hai đáy sẽ xuất hiện, báo hiệu 1 xu hướng giảm giá chuẩn bị được diễn ra.

Có 1 sai lầm nhiều trader mắc phải chính là họ sẽ giao dịch ngay khi đỉnh thứ hai được hình thành. Sự thật là đỉnh thứ 2 này chỉ dùng để xác nhận xu hướng giảm giá sẽ xuất hiện, thế nên chỉ giao dịch khi mô hình thực sự được xác nhận tức là đường viền cổ bị phá vỡ hay giá đóng cửa nằm dưới đường neckline này, đây mới là lúc thích hợp để bạn vào lệnh.

Như hình bạn nhìn phía trên có thể thấy giá đang nằm dưới đường viền cổ. Và sự xác nhận này cho thấy mô hình được xác lập, là dấu hiệu đầu tiên cho thấy giá sẽ hình thành xu hướng giảm trong thời gian tới.

Lưu ý: Nếu bạn giao dịch theo khung Daily bạn phải xem giá đóng cửa nằm dưới đường viền cổ mới xác nhận điểm vào lệnh, đừng quá vội vàng khi chưa có bất cứ tín hiệu xác nhận chắc chắn nào cả.

Tâm lý thị trường của mô hình giá Hai Đỉnh

Trong một xu hướng tăng, giá sẽ tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước (không bắt buộc), xen giữa các đỉnh sẽ là những đợt thị trường điều chỉnh giảm. Các đợt điều chỉnh giảm là hiện tượng rất bình thường của giá cả trên các thị trường tài chính.

Sự hình thành Đỉnh 1 của mô hình Hai Đỉnh là một quy luật cơ bản trong xu hướng tăng. Sau khi tạo Đỉnh 1, thị trường bắt đầu điều chỉnh giảm. Lúc này, nếu lực tăng còn mạnh, giá sẽ tiếp tục tăng lên tạo thành Đỉnh 2 cao hơn Đỉnh 1 trước khi tiếp tục điều chỉnh giảm. Nhưng không, khi tiến đến gần sát vùng giá của Đỉnh 1, nó không đủ sức mạnh để vượt qua, kết quả là Đỉnh 2 được hình thành với độ cao thấp hơn hoặc bằng Đỉnh 1. Trong nhiều trường hợp, Đỉnh 2 vẫn có thể cao hơn Đỉnh 1 nhưng không quá 5%.

Có 2 lý do có thể giải thích cho việc Đỉnh 2 không thể vượt qua Đỉnh 1. Thứ nhất, một tin tức trên thị trường tác động xấu đến giá của tài sản. Thứ hai, các trader đã thu được lợi từ xu hướng tăng trước đó bắt đầu cảm thấy giá đã tăng đủ cao và quyết định đóng lệnh để chốt lợi nhuận. Lực bán lúc này mạnh hơn so với lực mua nên khiến giá đuối sức và quay đầu.

Khi giá phá vỡ đường viền cổ – một ngưỡng hỗ trợ mạnh, niềm tin về xu hướng giảm càng tăng lên, những người đang ở ngoài nhanh chóng gia nhập vào thị trường với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận từ xu hướng mới. Kết quả là giá sẽ tiếp tục giảm mạnh, thị trường đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Hai Đỉnh

Có 3 cách vào lệnh khi giao dịch với mô hình giá Hai Đỉnh:

  • Cách 1: Vào lệnh khi giá phá vỡ neckline. Khi giá giảm xuống và đóng cửa phía dưới đường neckline thì mô hình giá Hai Đỉnh được hình thành. Vào lệnh Sell khi breakout bar (nến phá vỡ) vừa đóng cửa.
  • Cách 2: Vào lệnh sau khi giá phá vỡ neckline và retest trở lại đường này một lần nữa. Trường hợp giá retest lại neckline cũng thường xuyên xảy ra trên mô hình Hai Đỉnh, nên cũng có rất nhiều trader lựa chọn vào lệnh theo cách này. Khi giá chạm vào neckline và quay đầu đi xuống thì vào lệnh Sell. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp giá đâm thủng neckline và đi lên ở một vài phiên giao dịch rồi sau đó mới chính thức đảo chiều giảm. Đây cũng được xem là hiện tượng retest của giá. 

Lưu ý: Chỉ vào lệnh Sell khi giá bắt đầu cắt đường neckline từ trên xuống, trong trường hợp này.

  • Cách 3: Vẽ đường trendline cho xu hướng tăng trước đó, trendline này bắt buộc phải đi qua đáy trung tâm. Khi giá phá vỡ đường trendline, rất nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục giảm đi qua neckline, nghĩa là mô hình Hai Đỉnh sẽ được hình thành, cho tín hiệu đảo chiều của giá. Với cách này, vào lệnh Sell khi giá đóng cửa phía dưới đường trendline.

Chốt lời: tại vị trí cách đường neckline một đoạn bằng với khoảng cách từ đáy trung tâm đến mức giá cao nhất của 2 đỉnh. Đây là lợi nhuận mục tiêu của mô hình Hai Đỉnh, tuy nhiên, trên thực tế, giá có thể giảm xuống sâu hơn nữa hoặc chỉ giảm một phần, chưa chạm take profit đã đảo chiều đi lên lại.

Cắt lỗ: đặt stop loss phía trên mức giá cao nhất của 2 đỉnh một số pips (phụ thuộc vào khung thời gian sử dụng, khung dài hơn thì số pip nhiều hơn)

Với cách thứ nhất, chắc chắn là trader sẽ không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh khi giá phá vỡ neckline, nhưng rủi ro có thể xảy ra khi đó chỉ là đợt false breakout (phá vỡ giả). Đây cũng là cách mang về ít lợi nhuận nhất.

Cách thứ hai mang về nhiều lợi nhuận tiềm năng hơn cách 1 nhưng các bạn sẽ dễ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không retest lại neckline mà giảm một mạch xuống dưới.

Chiến lược mang về nhiều lợi nhuận nhất trong 3 cách chính là vào lệnh khi giá phá vỡ trendline (cách thứ ba). Tuy nhiên, cách này cũng mang lại nhiều rủi ro nhất vì khi đó mô hình Hai Đỉnh chưa chính thức được hình thành, khả năng đảo chiều xu hướng với xác suất thấp. Hơn nữa, khi giá phá vỡ trendline nhưng sau đó vẫn có thể quay đầu đi lên lại (false breakout – phá vỡ giả) và tiếp tục xu hướng tăng.

Vậy thì, cách giao dịch nào là hiệu quả nhất? Câu trả lời thỏa mãn nhất đối với tất cả các trader là: các bạn hãy thử giao dịch theo nhiều cách khác nhau và chọn ra một cách giao dịch mang lại nhiều thành công nhất cho bạn thì đó chính là cách giao dịch hiệu quả nhất.

Một số ví dụ thực tế về mô hình Hai Đỉnh trên thị trường forex.

Ví dụ 1: Mô hình Hai Đỉnh cơ bản

Ở tình huống này, sau khi phá vỡ neckline, giá đi thẳng xuống một mạch và không retest lại. Lệnh của trader khá dễ dàng để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Đây được xem là mô hình Hai Đỉnh cơ bản nhất.

Có 2 cách vào lệnh đối với trường hợp này và cách vào lệnh thứ 3 (giá phá vỡ trendline) mang lại lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ 2: Mô hình Hai Đỉnh có retest

Đây là trường hợp giá retest lại neckline trước khi chính thức đảo chiều giảm. Các bạn có thể vào lệnh theo cả ba cách.

Quá trình giá retest lại khá lâu, gần 2 tuần. Nếu các bạn không đủ bình tĩnh chờ đợi mà đóng lệnh sớm vì sợ rằng giá sẽ tăng lên lại thì đã bỏ lỡ cơ hội mang về lợi nhuận cao.

Ví dụ 3: Mô hình Hai Đỉnh “ăn may”

Sau khi giá phá vỡ neckline liền lập tức đi lên và tích lũy trong thị trường sideway. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Với một trader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm và không đủ bản lĩnh, chắc chắn là sẽ không giữ được bình tĩnh trong trường hợp này. Đóng lệnh khi giá tiến gần đến vùng giá của 2 đỉnh để tránh bị quét stop loss là hành động có xác suất xảy ra cao nhất.
  • Ngược lại, một trader dày dặn kinh nghiệm sẽ đủ bình tĩnh để xem xét và theo dõi thị trường. Và điều quan trọng là họ sẽ tuân theo chiến lược giao dịch đã thiết lập trước. Nếu chưa bị quét stop loss, họ vẫn sẽ giữ lệnh và chờ đợi. Nếu làm được điều này thì “quả ngọt” đã ở ngay sau đó.

Trong thị trường sideway, sau khi giá quay đầu tại đường hỗ trợ dưới và đi lên thì bị hụt hơi. Điều này chứng tỏ lực mua yếu đi, lực bán đang mạnh lên. Ngay khi cây nến đóng cửa phía dưới đường hỗ trợ, nếu vào thêm một lệnh Sell nữa thì lợi nhuận có thể được tăng lên ít nhất là gấp đôi so với lợi nhuận mục tiêu của mô hình Hai Đỉnh.

Ví dụ 4: Mô hình Hai Đỉnh chưa hoàn chỉnh

Sau khi giá retest lại đường neckline thì tiếp tục giảm theo mô hình Hai Đỉnh, nhưng chưa kịp chạm take profit đã quay đầu đảo chiều tăng và quét stop loss.


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
x
x
0.35070 sec| 2072.016 kb
https://t.me/lephuongmoneyzhttps://t.me/lephuongmoneyz