Thứ 5, 24/04/2025, 14:02 PM
x

Một số mô hình giá điển hình trong Phân tích kỹ thuật - NĐT bắt buộc phải nắm chăc để giao dịch hiệu quả

26/04/2022 - Phân tích kỹ thuật
Một số mô hình giá điển hình trong Phân tích kỹ thuật - NĐT bắt buộc phải nắm chăc để giao dịch hiệu quả
Mô hình giá là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc phán đoán xu hướng biến động của giá trong tương lai gần. Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn cần phải hiểu được các mô hình giá phổ biến để biết cách giao dịch sao cho chính xác, hiệu quả nhất.

    So với việc học các chỉ báo thì việc học các mô hình lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, bởi vì mọi người thường có xu hướng ghi nhớ hình khối rất tốt. Tuy nhiên có biết bao mô hình giá khác nhau, nên việc quan trọng là phải tìm được những mô hình giá nào phổ biến, hay xuất hiện, đem đến tín hiệu dự báo cao để nghiên cứu thật kỹ.  Và bài viết này của Moneyz.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan, dễ hiểu nhất về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay, cùng tìm hiểu nhé.

1. Mô hình hai đáy (Double – Bottom)

Là một trong những mô hình phổ biến nhất, hiệu quả và rất dễ sử dụng, nhận biết.

   Mô hình hay đáy khi xuất hiện sẽ có ý nghĩa báo hiệu lực giảm bị yếu đi, lực mua tăng dần và nếu mô hình được xác nhận (confirm) thì trader có thể lựa chọn vào lệnh mua (Long).

Ý nghĩa

  1. Phe bán cố gắng đẩy giá xuống tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước, tuy nhiên bị thất bại => phe mua đã tham gia vào thị trường.
  2. Phe mua đẩy giá lên phá vỡ đỉnh trước (đồng thời là key-level), hay còn gọi là neck-line của mô hình => xu hướng giảm hoặc sideway bị phá vỡ.
  3. Giá test lại thành công => xu hướng tăng xuất hiện  hoặc tiếp diễn.

Cách vào lệnh

  • Entry tại điểm break hoặc re-test tại neck-line, stoploss dưới hỗ trợ tại neck-line hoặc dưới Đáy 2 (an toàn hơn).
  • TP tối thiểu được tính bằng khoảng cách từ đáy đến – neckline

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình 2 đáy

  • Các đáy có thể không bằng nhau mà hơi chênh lệch chút (Đáy 2 cao hơn Đáy 1 chút và ngược lại). Tuy nhiên, sự chênh lệch này không nhiều.
  • Anh em có thể linh hoạt trong cách đặt stoploss. Thông thường, người ta sẽ đặt stoploss dưới Đáy 2, tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu giá test lại vùng neck-line và hình thành setup đẹp (pinbar, bullish engulfing…) anh em có thể đặt stoploss dưới những vùng này để tối ưu hóa Risk & Reward (R:R)
  • Nên sử dụng thuận theo xu hướng lớn để tối ưu tỉ lệ win. Mình ví dụ: 4H đang uptrend, anh em nhận thấy mô hình 2 đáy ở khung 1H hoặc 15m thì tỉ lệ chiến thắng sẽ cao hơn.

2. Mô hình hai đỉnh (Double Top)

Là mô hình ngược lại của mô hình hai đáy. Là mô hình báo hiệu xu hướng giảm xuất hiện hoặc tiếp diễn nếu mô hình hoàn thiện và thành công.

Ý nghĩa

– Phe mua cố gắng đẩy giá lên tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, tuy nhiên bị thất bại => phe bán đã tham gia vào thị trường.

– Phe bán đẩy giá xuống phá vỡ đáy trước (đồng thời là hỗ trợ), hay còn gọi là neck-line của mô hình => xu hướng tăng bị phá vỡ.

– Giá test lại thành công => xu hướng giảm xuất hiện hoặc tiếp diễn.

Cách vào lệnh

– Entry tại điểm break hoặc re-test tại neck-line, đặt stoploss trên kháng cự tại neck-line hoặc trên đỉnh 2.

– Take-profit (chốt lời) tối thiểu được tính bằng khoảng cách từ đỉnh đến – neckline.

Tương tự như mô hình hai đỉnh, anh em cũng cần lưu ý một số điểm:

  • Các đáy có thể không bằng nhau mà có sự chênh lệch một chút.
  • Để tối ưu tỉ lệ Risk : Rewards, anh em có thể đặt stoploss trên vùng neck-line nếu có setup đẹp.
  • Nên vào lệnh thuận theo xu hướng lớn.

Ví dụ về mô hình 2 đỉnh

3. Mô hình tam giác (Triangle)

Khi mô hình tam giác mới được hình thành cho thấy cả phe mua và bán đều không quyết liệt, giá sideway và tích lũy với biên độ ngày một nhỏ dần. Dưới sự tác động từ một tin tức nào đó khiến đa số trader sẽ cùng đi chung một hướng làm cho giá bị phá vỡ. Đồng thời cũng chính tại thời điểm giá phá vỡ đã tác động mạnh đến tâm lý những trader đang chờ đợi,, dẫn tới việc họ sẽ  đi theo xu hướng giá break out, nên đã đẩy giá đi xa hơn.

Có 3 loại mô hình tam giác phổ biến: tam giác cân (Symmetrical Triangle), tam giác tăng (Ascending Triangle) và tam giác giảm (descending triangle).

3.1. Tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Đặc điểm

  •  Hình thành từ đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên, hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình, tạo thành một tam giác cân.
  •  Trong suốt quá trình hình thành mô hình, phe mua và phe bán cân bằng, thị trường không nghiêng về phe nào dù chỉ là một chút.

Cách vào lệnh

  • Tốt nhất nên trade theo xu hướng.
  • Đợi giá break, sau đó re-test lại => vào lệnh.
  • Stoploss ngay dưới vùng test thành công, tp tối thiểu = chiều cao của mô hình.

Lưu ý

  • Tam giác cân rất dễ fake-break, cho nên ưu tiên trade theo xu hướng chính.
  • Đợi re-test là cách an toàn nhất.
  • Mô hình trong khung thời gian lớn có giá trị hơn khung thời gian nhỏ.

3.2. Tam giác tăng (Ascending Triangle)

Đặc điểm

  • Là dạng mô hình phải được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, hội tụ tại một điểm ở bên phải tạo thành một hình tam giác..
  • Trong quá trình hình thành mô hình, giá mặc dù chưa tạo đỉnh cao hơn, nhưng giá đã bắt đầu tạ ra các đáy cao hơn => lực mua áp đảo lực bán. Khi giá phá vỡ kháng cự (cạnh trên tam giác) và test lại thành công => xu hướng tăng hình thành.

Cách vào lệnh

Đợi giá break, re-test lại thành công thì entry, stoploss dưới đáy trước (key-level) hoặc ngay dưới vùng giá kháng cự trước đó. Tp tối thiểu là chiều cao của mô hình.

Ví dụ

3.3. Tam giác giảm (Descending Triangle)

Đặc điểm

  • Là dạng mô hình 3 phải được hình thành bởi đường hỗ trợ nằm ngang ở dưới và đường kháng cự dốc xuống, hội tụ tại một điểm ở bên phải tạo thành một hình tam giác.
  • Trong quá trình hình thành mô hình, giá mặc dù chưa tạo đáy thấp hơn, nhưng giá đã bắt đầu tạ ra các đỉnh hơn => lực bán áp đảo lực mua. Khi giá phá vỡ hỗ trợ (cạnh dưới tam giác) và test lại thành công => xu hướng giảm hình thành.

Cách vào lệnh

Đợi giá break, re-test lại thành công thì entry, stoploss trên đỉnh trước (key-level) hoặc ngay trên vùng giá kháng cự trước đó. Tp tối thiểu là chiều cao của mô hình.

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 5 mô hình giá phổ biến và dễ nhận biết, sử dụng trong trading. Các bạn có thể áp dụng ngay, và đừng quên mô hình nào cũng đều mang tính xác suất, do đó phải luôn có stoploss nha.

Xem thêm:

Hướng dẫn đầu tư Tiền điện tử Bitcoin/Altcoins cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn Mở tài khoản Sàn Binance mới nhất 2022 cho người mới

4 lời khuyên F0 về đầu tư tiền mã hóa

Tham gia các kênh của moneyz.vn để nhận các tin tức mới nhất và Hỗ trợ đầu tư:

Telegram: https://t.me/tintucCryptoMoneyz

Fanpage: https://www.facebook.com/Moneyz.vn


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Một số mô hình giá điển hình trong Phân tích kỹ thuật - NĐT bắt buộc phải nắm chăc để giao dịch hiệu quả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
x
x
0.55570 sec| 2069.688 kb
https://t.me/lephuongmoneyzhttps://t.me/lephuongmoneyz