Nội dung bài viết
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm giá sang tăng giá rất mạnh. Mô hình này xảy ra khi Trong xu hướng giảm, đầu tiên Xu hướng tạo ra Đáy sau thấp hơn đáy trước (Lower Low) Và bắt đầu hình thành Vai trái + Đỉnh đầu. Trong lần xuống tiếp theo, giá đã không tiếp tục tạo ra được đáy Sau thấp hơn đáy trước mà lại tạo ra Đáy sau cao hơn đáy trước – Higher Low.
Đó là dấu hiệu cho thấy Xu hướng giảm đã thất bại khi không thể tiếp tục đi xuống. Và nó có khả năng phá xu hướng giảm hiện tại để đảo chiều.
Mẫu Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược
Cấu Trúc Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược:
Vai trái: Là đáy thứ nhất.
Đầu: Là sau khi hồi tạm, tạo điểm thứ nhất của Neckline, Giá tiếp tục giảm và tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ rồi hồi tiếp tạo ra điểm thứ 02 của Neckline. Khi nối 02 điểm này chúng ta sẽ được Neckline hoàn chỉnh.
Vai phải: Sau khi tạo điểm thứ 02 của Neckline, giá tiếp tục giảm, nhưng lại không thể tạo đáy mới thấp hơn đáy của đỉnh đầu. Mà tạo đáy mới, cao hơn đáy của đỉnh đầu (Higher Low).
Neckline: Là đường nối 02 đỉnh hồi từ Sau Vai trái và Trước Vai phải.Đường viền cổ – Neckline có thể nằm ngang, tăng dần hoặc giảm dần. Theo truyền thống, nếu đường viền cổ áo tăng dần thì mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược được coi là có khả năng đảo chiều mạnh mẽ hơn là có Neckline có xu hướng giảm dần.
Giống như Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận, Mô hình này cũng có những điểm vào lệnh tương tự tuy nhiên, trong chiến lược giao dịch của tôi lại có chút khác biệt. Đầu tiên, tôi vẫn trình bày các phương pháp vào lệnh đúng chuẩn Vai – Đầu – Vai.
Phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn cho Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược
Điểm vào lệnh chuẩn cho Vai – Đầu – Vai ngược được xác định ngay khi giá phá vỡ đường viền cổ – Neckline. Một số nhà đầu tư thận trọng hơn, họ chờ đợ một cây nến ngay sau cây nến Breakout có giá đóng cửa nằm trên đường Neckline rồi mới vào lệnh.
Lưu ý: Nếu bạn lựa chọn chờ đợi một cây nến sau nến Breakout neckline có giá đóng cửa nằm trên Neckline đồng nghĩa với việc vùng lợi nhuận có thể sẽ thu hẹp lại và vùng rủi ro sẽ tăng lên.
Điểm Stop Loss: Được đặt 1 pips dưới râu nến thấp nhất của Vai phải.
Điểm Take Profit: Được tính toán bằng đúng khoảng cách từ Đỉnh đầu đến Neckline.
Một chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược khác là chờ đợi giá phá vỡ neckline, và sau đó chờ đợi một vài nến Pullback ngược trở lại đường Neckline rồi mới vào lệnh.
Lợi ích của kỹ thuật này là nó là sẽ làm giảm đi tỷ lệ rủi ro vì rõ ràng, giá đã quay trở lại Test đường Neckline và không quay ngược trở xuống để tiếp tục xu hướng giảm.. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào Pullback cũng diễn ra.
Ý tưởng vào lệnh khi chờ đợi tỷ giá Pullback về Neckline là để khẳng định Neckline trước đây là Vùng kháng cự, giờ đây đã trở thành Vùng hỗ trợ và tỷ giá đã không thể phá vỡ Vùng hỗ trợ này để tiếp tục xu hướng giảm trước đó.
Trong chiến lược này, điểm Take Profit và điểm Stop Loss không thay đổi, chúng ta chỉ thay đổi điểm vào lệnh như hình dưới đây:
Điểm vào lệnh Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược chờ Pullback về Neckline
Chiến lược giao dịch với Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược của tôi hơi khác một chút, vì tôi kết hợp Vai đầu vai ngược với Một mô hình nến khác như Mô hình nến Hammer hoặc mô hình nến Bullish Engulfing.
Vào lệnh với Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược kết hợp Mô hình nến đảo chiều
Điểm vào lệnh: Với phương pháp này, bạn cần Vào lệnh trước khi Vai phải được hình thành đầy đủ. Trong ví dụ phía trên, tôi đã kết hợp Vai – Đầu – Vai ngược với Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng trưởng).
Điểm Stop Loss: Vẫn là 1 pips dưới râu nến thấp nhất của Vai phải.
Điểm Take Profit: Ngoài khoảng cách chuẩn từ Đỉnh đầu đến Neckline, như hình bạn đã có thêm một vùng lợi nhuận do việc hình thành đầy đủ Vai phải mang lại.
Như bạn thấy, rõ ràng với việc có thêm 01 vùng lợi nhuận từ việc hình thành vai phải, Tỷ lệ Risk:Reward đã giảm xuống do vùng Risk bị thu hẹp lại. Vùng Profit nới rộng ra.
Tôi là một tín đồ của các tín hiệu Phân kỳ từ MACD và RSI. Nếu bạn chú ý, trong tất cả các bài viết tôi đều kết hợp các tín hiệu này như một tín hiệu bổ trợ để xác định Đảo chiều và điểm vào lệnh.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Xác định và ứng dụng tín hiệu phân kỳ MACD đúng chuẩn.
Có thể bạn thắc mắc: Phân kỳ thì liên quan gì tới Vai đầu vai?
Đây là một câu hỏi khá hay và như bạn thấy, trong 01 xu hướng giảm và hình thành Vai – Đầu – Vai ngược thì chúng ta có Đáy tạo thành Đầu sẽ thấp hơn Đáy tạo thành Vai trái. Và chính vì vậy, nếu có thêm tín hiệu MACD Histogram báo hiệu Đáy sau cao hơn đáy trước thì quá tuyệt vời, chúng ta có thể áp dụng thêm phương pháp của tôi để vào lệnh ngay trước khi Vai phải được hình thành đầy đủ.
Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược và Tín hiệu phân kỳ từ MACD
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là một mô hình nến báo hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng vô cùng mạnh mẽ. Với Mô hình này, bạn sẽ có được tỷ lệ rủi ro thấp hơn và Profit cao hơn rất nhiều so với các Mô hình khác.
Vai – Đầu Vai ngược chỉ xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá. Và bạn nên quan sát thật kỹ để áp dụng đúng.
Nếu bạn là một tín đồ của trường phái Price Action, tôi hi vọng rằng Vai – Đầu – Vai ngược sẽ là một chiến lược giao dịch yêu thích của bạn.
Nếu bạn có chiến lược giao dịch khác với Mô hình này, hãy cho tôi biết ý kiến ở cuối bài viết nhé.
NGƯỜI MỚI
CÁC SÀN TỐT NHẤT
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM
XEM THÊM
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm