Thứ 6, 25/04/2025, 02:32 AM
x

Phân tích kĩ thuật : Bài 4 : Bollinger Bands - Kinh nghiệm và cách chọn đáy, đỉnh với Bollinger Bands

16/04/2020 - Phân tích kỹ thuật
Phân tích kĩ thuật : Bài 4 : Bollinger Bands - Kinh nghiệm và cách chọn đáy, đỉnh với Bollinger Bands
Bollinger bands là một công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn. Giữa dải trên và dải dưới của bollinger bands là phạm vi hoạt động của đường giá, rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường bollinger bands.

Bollinger bands là một công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA và độ lệch chuẩn. Giữa dải trên và dải dưới của bollinger bands là phạm vi hoạt động của đường giá, rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường bollinger bands.

Giao dịch theo xu hướng với Bollinger Band

Bollinger band thay đổi hình dạng dựa vào những mô hình giá gần nhất và nó sẽ đo lường động lượng (momentum) cũng như biến động (volatility) 1 cách chính xác nhất. Vì vậy chúng ta có thể dùng bollinger band để đo độ mạnh yếu của trend. Anh em cần lưu ý 1 số điểm sau:
  • Trong trend mạnh, giá sẽ sát đường Bollinger Band trên hoặc dưới.
  • Nếu giá thoát ra khỏi đường Bollinger Band biên trong khi trend đang tiếp tục, đó là dấu hiệu của động lượng giảm dần (fading momentum).
  • Nếu giá liên tục đẩy lại gần 2 đường Bollinger Band biên nhưng không chạm thì đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt lực.
  • Nếu đường MA phá vỡ thường là dấu hiệu trend đã đến hồi kết thúc.

 

Cụ thể như sau : 
1) Giá trong vùng giảm mạnh và nằm gần các đường Bollinger Band biên - dấu hiệu sell mạnh.

2) Giá không chạm được đường Bollinger Band dưới sau đó phi vọt lên mạnh. Đây là dấu hiệu đảo chiều điển hình khi mà trend giảm đã có dấu hiệu suy yếu.

3) 3 swing cao lên nhưng thấp dần đi. Swing đầu tiên giá chạm đường Bollinger Band trên, nhưng 2 swing tiếp theo không chạm => dấu hiệu sức mạnh của trend giảm dần.

4) Trend giảm mạnh và giá nằm gần đường Bollinger Band biên. Giá có dấu hiệu chuyển hướng tuy nhiên vẫn trong trend giảm.

5) Giá hình thành sideway, không chạm Bollinger Band biên và pinbar là dấu hiệu kết thúc cho trend giảm.

 

Các tín hiệu mua/bán cơ bản

Sử dụng đường middle. Phương pháp sử dụng phổ biến nhất của Bollinger Bands là dùng trung bình động làm thước đo. Bollinger Bands hoàn chỉnh sẽ chia ra biên trên và biên dưới được ngăn cách bởi đường trung bình động (hay còn gọi là đường middle).

Tín hiệu mua xuất hiện khi giá chứng khoán vượt lên trên đường middle và tín hiệu bán xuất hiện khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường này.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý trung bình động thuộc nhóm chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators) nên Bollinger Bands không giúp nhà đầu tư mua đúng tại đáy hoặc bán đúng tại đỉnh. Thay vào đó, hệ thống này giúp chúng ta nắm bắt đúng xu hướng của giá bằng cách cho tín hiệu mua ngay sau khi giá tạo đáy và cho tín hiệu bán ngay sau khi giá đạt đỉnh.

Hiện tượng “thắt nút cổ chai”. Mặc dù đôi khi Bollinger Bands cũng được dùng để chỉ ra tình trạng overbought/oversold khi kết hợp với RSI, Stochastic Oscillator nhưng theo nhìn nhận của giới phân tích kỹ thuật thì cách này không thực sự hiệu quả ở thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua.

Hiện tượng “thắt nút cổ chai” được chú ý nhiều hơn do có tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả đáng kể đối với người sử dụng.

Khi Upper Band và Lower Band co thắt lại thì đó là dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự biến động giá mạnh trong tương lai gần. Tùy vào vị trí của giá so với đường middle (moving average) mà nhà đầu tư có thể dự đoán hướng biến động trong tương lai.

Tìm đáy và đỉnh với Bollinger Band


Khi đã set standard deviation ở mức 2.5, giá sẽ ít chạm 2 đường Bollinger Band biên. Bởi vậy nếu đã chạm thì chứng tỏ dấu hiệu sẽ chính xác hơn.

Nên phối hợp chung với chỉ báo rsi để chính xác hơn. Có 2 cách nhận diện đỉnh như sau:

1) Giá chạm đường Bollinger Band trên và bị loại bỏ ngay lập tức => dấu hiệu đảo chiều.

2) Sau khi trend di chuyển, giá không thể chạm được đường Bollinger Band biên vì trend đã suy yếu. Dấu hiệu này thường được kết hợp chung rsi cho thấy trend tiếp tục theo xu hướng hiện tại.

 

Ý nghĩa của đường MA

Trong mỗi xu hướng, đường MA khá là chuẩn xác và nếu có phá vỡ thì đó là điểm cần cân nhắc. Hình dưới đây là 1 ví dụ điển hình. Dựa vào đường MA chúng ta có thể tìm điểm tái vào lệnh khi gặp cản. Ngoài ra có thể dùng MA để kiếm điểm thoát lệnh nếu giá phá vỡ đường MA.

Ebook về tài chính và Forex : https://bit.ly/2UECo7J Fanpage :  https://www.facebook.com/Moneyz.vn/ Group : https://www.facebook.com/groups/moneyz/ Telegram : https://t.me/moneyzvn


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Phân tích kĩ thuật : Bài 4 : Bollinger Bands - Kinh nghiệm và cách chọn đáy, đỉnh với Bollinger Bands

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
x
x
x
0.21742 sec| 2051.016 kb
https://t.me/lephuongmoneyzhttps://t.me/lephuongmoneyz