IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% vào năm 2020, mặc dù vào tháng 1, họ đã dự báo mức tăng GDP toàn cầu (tổng sản phẩm quốc nội) là 3,3% trong năm nay.
Nền kinh tế toàn cầu năm nay có thể lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, IMF cho biết hôm thứ ba, khi chính phủ trên toàn thế giới phải vật lộn với đại dịch Covid-19.
“Rất có khả năng nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng năm 2008”, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho biết.
Vào tháng 1, IMF đã ước tính tăng trưởng 3,4% cho GDP toàn cầu vào năm 2021; con số hiện đã được điều chỉnh lên mức 5,8% (mặc dù tăng trưởng dự kiến sẽ bắt đầu từ mức thấp hơn của năm 2020).
Phát biểu với CNBC hôm thứ ba, bà Gopinath cho biết: “Đây là một cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế là không còn được kiểm soát bởi chính sách kinh tế nữa”, vì không ai có thể biết khi nào đại dịch kết thúc.
Đại khủng hoảng và phong tỏa quy mô lớn
Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF cũng nói rằng so với cuộc Đại suy thoái, “thì chúng ta (hiện tại) tốt hơn về mặt sức khỏe. Về mặt kinh tế, tôi nghĩ phương án phản ứng đúng đắn là thiết lập người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ linh hoạt và đảm bảo đủ thanh khoản trên thị trường, chính sách tài khóa có thể đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ các công ty và hộ gia đình."
IMF hi vọng kinh tế có thể phục hồi một phần vào năm 2021, nhưng điều này là có phụ thuộc vào tình hình y tế.
Các tổ chức kinh tế trên thế giới cũng cảnh báo rằng sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 đang mang lại những thách thức kinh tế lớn. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cho biết tuần trước rằng thương mại toàn cầu sẽ giảm từ 13% đến 32% trong năm nay. Tổ chức Điều phối và Phát triển Kinh tế OECD cũng cảnh báo cú sốc kinh tế do virus sẽ xảy ra trong một thời gian dài sắp tới.
Để ngăn chặn sự lây lan của virus, nhiều chính phủ đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, chỉ cho phép người dân rời khỏi nhà để mua vật dụng cần thiết, thuốc men và, trong một số trường hợp, đồ tập thể dục. Do đó, hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ ở nhiều quốc gia.
IMF cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào từng xảy ra.
Bất bình đẳng sẽ càng trở nên sâu sắc
Gopinath không chắc chắn nghiêm trọng về thời gian và mức độ nghiêm trọng của cú sốc kinh tế sắp tới, và việc kích thích kinh tế sẽ gặp nhiều thách thức hơn với các chính sách cách ly xã hội.
IMF cho biết họ đã nhận được một số lượng lớn lời kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp. Trong số 189 thành viên, hơn 90 quốc gia đã yêu cầu hỗ trợ tài chính. Quỹ IMF có khả năng cho vay 1 nghìn tỷ đô la.
Gopinath nói: “Trong cuộc khủng hoảng này, thu nhập của người dân lao động sẽ ngày càng giảm, do đó nghèo đói và bất bình đẳng có thể tăng lên.”
Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Các dự báo mới nhất từ IMF cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ giảm 5,9% trong năm nay. Nền kinh tế châu Âu dự kiến sẽ giảm 7,5%, trái lại Trung Quốc được dự đoán tăng 1,2% vào năm 2020.
Tình hình kinh tế sẽ đặc biệt khó khăn ở Ý và Tây Ban Nha (GDP được dự đoán sẽ giảm 9,1% và 8%). Hai quốc gia này bị ảnh hưởng bởi đại dịch nặng nề nhất ở châu Âu. Cả hai đều có số ca nhiễm và tử vong cao hơn Trung Quốc.
Chính phủ nên phản ứng thế nào?
IMF đang khuyên các nước nên tập trung vào xử lý vấn đề sức khỏe trước tiên, bằng cách đầu tư vào thử nghiệm, thiết bị y tế và các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe khác.
Họ cũng cho rằng các chính phủ nên cung cấp hoãn thuế, trợ cấp lương và chuyển tiền mặt cho các công dân và công ty bị ảnh hưởng nhất; cũng như để chuẩn bị kéo dài biện pháp phong tỏa.
Nguồn : investing.com
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm